Nghề đan lát

Từ bao đời nay, từ cây tre, cây nứa, cây mai, cây vầu, song mây…, được người dân Việt Nam  tạo nên những sản phẩm đan lát tinh tế và bền chắc, không chỉ giúp người dân Việt Nam có thêm việc làm lúc nông nhàn, tăng thêm thu nhập mà còn duy trì, gìn giữ và phát triển nghề truyền thống.

                                                    

Trước đây, người dân đan lát chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình, từ những năm 2010 đến nay, phong trào đan lát phát triển và trở thành hàng hóa bày bán rộng rãi tại các chợ phiên được người dân ưa chuộng.
Những sản phẩm đặc trưng của làng nghề đan lát ở đây là nong nia, mẹt, sàng sẩy gạo – những vật dụng gia đình đã gắn bó với người phụ nữ Việt Nam từ thời xa xưa. Những sản phẩm này đều lấy nguyên liệu chính là các loại cây thuộc họ tre (tre, nứa, mai, vầu,…) do người dân vào rừng lấy và loại dây leo (mây, dây rừng…), ngoài ra, còn có các loại vỏ cây (gạo,…) mềm nhưng có độ dai rất tốt để buộc. Với sự cần cù cùng đôi bàn tay khéo léo của người dân đã “thổi hồn” vào  cây mây, tre, nứa, tạo ra những sản phẩm giản dị nhưng đầy tiện lợi, mang đậm dấu ấn văn hóa của dân tộc  Việt Nam, với những kiểu dáng và hoa văn trang trí trên sản phẩm.